“Bé lớn lên trong giấc ngủ”, khẳng định này của các nhà khoa học cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của bé. Nếu trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc thì sẽ ảnh hưởng như thế nào?

  1. Ảnh hưởng tới sự phát triển trí não
Thiếu ngủ sẽ gây rối loạn cho quá trình tiết hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra mạnh nhất là khi bé chìm vào giấc ngủ sâu.

Vì vậy khi bé gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ thấp… sẽ gây rối loạn cho quá trình tiết hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé.

  1. Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
Với một thể chất kém, bé sẽ không đủ nền tảng thể lực để học hỏi và nhận thức về thế giới xung quanh.

Cũng như người lớn, việc thiếu ngủ ở bé sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất cũng như hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Nếu việc trao đổi chất diễn ra không tốt, các chất dinh dưỡng sẽ không được vận chuyển đến những cơ quan cần tiếp dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng ách tắc các chất này tại một cơ quan khác.

Song song đó, nếu các cơ quan trong cơ thể bé không hoạt động tốt, bé sẽ không thể khỏe mạnh. Với một thể chất kém, bé sẽ không đủ nền tảng thể lực để học hỏi và nhận thức về thế giới xung quanh.

  1. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.

Những rối loạn trong quá trình trao đổi chất ở trẻ nhỏ không chỉ gây ra tình trạng chiều cao kém phát triển, mà còn có thể khiến bé mắc phải bệnh tiểu đường ngay từ khi còn bé, cũng như làm suy giảm chức năng miễn dịch, giảm sức chống chọi với bệnh tật.

  1. Ảnh hưởng tới sức khỏe

Trẻ sơ sinh mất ngủ thường xuyên sẽ quấy khóc nhiều hơn, cả đêm lẫn ngày. Từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch và não bộ.

  1. Gây bệnh béo phì

Mất ngủ cũng là một trong số những nguyên nhân gây béo phì ở cả người lớn cũng như trẻ nhỏ. 

Vậy bé cần ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?
Độ dài giấc ngủ tùy thuộc vào độ tuổi của bé.

Độ dài giấc ngủ của bé tùy thuộc vào độ tuổi, bé càng nhỏ thì ngủ càng nhiều. Chẳng hạn như bé dưới 3 tháng tuổi có thể ngủ trung bình 16 đến 18 giờ mỗi ngày, có khi lên đến 20 giờ. Tuy nhiên bé không ngủ liên tục mà phải thức mỗi 3-4 giờ để bú.

Bé càng lớn thì thời gian ngủ mỗi ngày sẽ rút ngắn lại để bé có nhiều thời gian học tập và tìm hiểu thế giới xung quanh. Bé từ 2-3 tháng tuổi bắt đầu có khả năng ngủ một giấc dài hơn vào ban đêm. Đến khoảng 4-6 tháng tuổi thì giấc ngủ ban đêm có thể kéo dài liên tục 6 giờ, có khi 8 giờ. Tuy nhiên không phải bé nào cũng có thể ngủ được một giấc kéo dài như vậy.

(Nguồn: Học cách chăm con cùng bác sĩ)

CỘNG ĐỒNG BẦU – Chuyên gia bầu của mẹ!