Từ vụ bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A, 5 lưu ý bảo vệ trẻ an toàn khi sống ở chung cư

Trẻ nhỏ chưa có ý thức được sự nguy hiểm, bố mẹ cần có biện pháp bảo vệ bé an toàn khi sống ở chung cư để không vụ việc đáng tiếc nào xảy ra.

0
1157

Vụ việc bé gái khoảng 3 tuổi rơi từ tầng 12A chung cư số 60B, đường Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội vào chiều 28/2 gây xôn xao cộng đồng mạng, khiến các ông bố bà mẹ, đặc biệt là bố mẹ có con nhỏ lo lắng, hoảng sợ. May mắn, cháu bé thoát chết thần kỳ nhờ anh Nguyễn Ngọc Mạnh (SN 1990, ở xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) nhanh trí cứu sống.

Ảnh: Tuoitre

Vụ việc này một lần nữa là lời cảnh tỉnh đến các ông bố bà mẹ về việc bảo vệ an toàn cho con khi sống ở chung cư. Mặc dù chung cư hoặc căn hộ vốn dĩ không phải là nơi nguy hiểm nhưng vẫn có những mối nguy hiểm rình rập. Chưa kể, trẻ nhỏ vốn chẳng ý thức được sự nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ ngoài việc giám sát trẻ chặt chẽ còn phải có trách nhiệm giữ an toàn cho con.

Hãy xác định những nguy cơ có thể thường gặp tại nơi mình sống để bảo vệ trẻ khỏi những tai nạn thương tích nghiêm trọng, thậm chí là có cướp đi mạng sống của con. Ngoài ban công vẫn còn nhiều vị trí khác trong phòng ở hoặc khu chung cư có thể là nơi nguy hiểm đối với trẻ như thang máy, phòng tắm, sân chơi,…

1. An toàn ban công

Ban công được xem là một trong những nơi nguy hiểm nhất đối với trẻ mới biết đi hoặc những bé thích khám phá, mạo hiểm. Do đó, bố mẹ hãy đảm bảo ban công an toàn với trẻ theo một số cách sau:

– Thay lan can: Nếu lan can ban công thấp hoặc dễ leo, hãy thay thế bằng thứ gì đó cao hoặc an toàn hơn;

– Lắp đặt lưới an toàn: Thay lan can có thể khá tốn kém, hãy thử cố định bằng dây hoặc lưới nhựa. Mặc dù không phải là biện pháp dài lâu nhưng sẽ ngăn trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ trèo lên;

– Dọn đồ đạc ra khỏi ban công: Để ngăn trẻ không sử dụng đồ đạc như một công cụ để trèo qua lan can ban công, hãy loại bỏ tất cả đồ đạc ra khỏi ban công;

– Khóa cửa ban công: Khi không có người lớn giám sát, việc khóa cửa ban công sẽ ngăn trẻ mới biết đi hoặc trẻ nhỏ ra đó. Hãy yêu cầu những người khác khóa, chốt cửa an toàn và chốt cẩn thận nếu thường xuyên ra vào ban công.

2. An toàn thang máy

Sự cố thang máy có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong. Ngoài ra, trẻ có thể hoảng sợ vì một số vấn đề nhỏ. Khả năng hiểu biết của bé chưa bằng người lớn nên dễ gặp tai nạn hơn. Bố mẹ hãy dành thời gian để trò chuyện với con về sự an toàn khi đi thang máy. Với trẻ nhỏ, bố mẹ không nên để bé đi thang máy một mình.

3. An toàn ở sân chơi

Sân chơi có thể là mối nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi sống ở chung cư, bố mẹ hãy tìm hiểu về những mối nguy hiểm có thể xảy ra ở khu chung cư và làm gì để ngăn ngừa tai nạn xảy ra với trẻ. Hãy đảm bảo an toàn khi để bé vui chơi.

4. An toàn phòng tắm

– Luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi đặt em bé vào bồn;

– Bảo vệ trẻ khỏi trượt và ngã bằng cách sử dụng thảm chống trượt trong và ngoài bồn tắm, cũng như trên bất kỳ sàn bề mặt cứng nào gần phòng tắm;

– Các dung dịch, thuốc nguy hiểm phải đặt xa tầm với của trẻ, nên cho vào một nơi được khóa an toàn.

5. An toàn nhà bếp

– Có thể cân nhắc lắp cổng ngăn trẻ vào bếp khi bố mẹ đang nấu ăn

– Các thiết bị, dung dịch tẩy rửa cất cẩn thận, tránh xa tầm với của bé. Nếu để trong tủ thấp cần đầu tư chốt và khóa, luôn đóng chặt cửa tủ.