[Tổng hợp] Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu suốt thai kỳ khoa học
Một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện là điều mà các mẹ bầu luôn mong muốn. Vậy làm sao để chăm sóc sức khỏe thai kỳ được tốt nhất? Thấu hiểu lo lắng ấy, Bệnh viện Hồng Ngọc đã tổng hợp và chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc bà bầu suốt thai kỳ khoa học và đầy đủ nhất. Mời các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
Trong các giai đoạn chăm sóc bà bầu, giai đoạn đầu tiên bao giờ cũng khó khăn nhất khi mẹ bầu còn nhiều điều bỡ ngỡ.
Dưới đây là những kinh nghiệm quan trọng mà mẹ bầu nên ghi nhớ và thực hiện để chăm sóc thai cũng như sức khỏe bản thân tốt nhất:
Những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều sau đều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nên mẹ bầu cần tránh:
- Sơn móng tay
Mùi sơn móng tay khá nồng thường khiến mẹ bị nghén nhiều hơn, hóa chất phthalates cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
- Tẩy trắng răng
Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên tẩy trắng răng để tránh ảnh hưởng đến thai.
- Giơ 2 tay lên cao, không leo lên cao
Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn mẹ dễ bị động thai, dọa sẩy thai do
độ bám của em bé vào tử cung của mẹ còn yếu.
Vậy nên mẹ bầu tuyệt đối không được với 2 tay lên cao để phơi quần áo hay lấy bất kỳ vật dụng nào trên cao.
Hãy nhờ chồng và người thân lấy giúp.
Việc leo trèo rất nguy hiểm cho thai nhi, do đó mẹ bầu không được leo lên cao lấy vật dụng, hạn chế leo cầu thang.
Bà bầu 3 tháng đầu nên tránh đưa 2 tay lên cao lấy quần áo hay vật dụng nào
- Chú ý đến thực phẩm hàng ngày
3 tháng đầu là giai đoạn khá nhạy cảm, vì thế mẹ bầu hãy lưu ý hơn trong chọn thực phẩm. Cần hạn chế những thực phẩm không tốt như:
- Đồ tái sống: thịt, cá, trứng, sữa chưa tiệt trùng,…
- Thức ăn có hàm lượng thủy ngân cao: các loại cá biển như cá thu, cá kiếm, cá mập,…
- Thực phẩm gây co thắt tử cung: rau ngót, dứa, rau răm,…
- Đồ uống có cồn, caffein ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
- Tự ý dùng thuốc điều trị
Thuốc điều trị dùng trong thai kỳ cần rất cẩn trọng, tránh thành phần gây ảnh hưởng đến thai nhi. Kể cả với thuốc bổ, mẹ bầu cũng nên trao đổi với bác sĩ sản khoa để được tư vấn. Vì thế, mẹ bầu không đươc tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Quan hệ tình dục
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi chưa ổn định. Vì thế, tốt nhất là mẹ bầu không nên quan hệ bởi có thể gây động thai, sảy thai.
Nên kiêng hoạt động tình dục trong 3 tháng đầu mang thai
- Hoạt động mạnh
Do hoạt động tuần hoàn máu trong những tháng đầu này chưa ổn định nên mẹ bầu cần lưu ý không nên làm việc gắng sức, đi giày cao gót, mang vác, leo trèo,…
- Hút thuốc lá, dùng đồ uống có cồn
Hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi
. Ngoài ra mẹ bầu nên tránh xa đồ uống có cồn như bia rượu, đồ uống có ga như các loại nước ngọt đóng chai.
- Căng thẳng, làm việc quá sức
Ổn định tinh thần, ngủ sớm, ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng với thai phụ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất. Đặc biệt 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu không nên cố quá sức để làm việc hay tham công tiếc việc. Dẫn tới cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược.
Bà bầu 3 tháng đầu không được làm việc quá sức tránh chóng mặt, suy nhược
- Xông hơi, tắm bồn hay massage
Nên cẩn thận với các hoạt động khiến nhiệt độ cơ thể mẹ thay đổi đột ngột trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên.
- Tiếp xúc với chó, mèo
Tiếp xúc với mèo hay phân mèo có thể khiến mẹ bầu lây khuẩn toxoplasmosis, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Đến nơi đông người
Đến nơi đông người làm tăng nguy cơ mẹ bầu nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus và biến chứng vì thời kỳ này, hệ miễn dịch cơ thể mẹ còn khá yếu.
- Các bài tập thể dục gây mất sức
Mẹ chỉ nên duy trì các bài tập nhẹ nhàng, điều hòa hơi thở như yoga, thiền,…
- Các trò chơi cảm giác mạnh
Tránh trò chơi khiến mẹ bầu xúc động mạnh, chóng mặt, buồn nôn.
Dấu hiệu nên đi khám ngay khi mang thai 3 tháng đầu
Dấu hiệu sau cho thấy thai có thể gặp vấn đề, nhất là dấu hiệu sảy thai hay dọa sảy thai nên thai phụ cần đi khám sớm:
- Mất triệu chứng mang thai.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau bụng dưới, đau lưng.
- Tăng áp lực vùng chậu.
- Chuột rút kèm theo chảy máu âm đạo.
- Thử thai âm tính.
- Tăng tiết dịch nhờn âm đạo.
Đau bụng dưới mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt để phòng sảy thai
Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
Cần đặc biệt lưu ý về thực phẩm và chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
tiên để thai nhi ổn định trong tử cung, phát triển những bộ phận cơ bản nhất. Đầu tiên, cần đảm bảo đủ nhóm dinh dưỡng gồm: chất đạm, sắt, chất béo, chất xơ, canxi, khoáng chất, vitamin,…
Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung thêm acid folic để đảm bảo phát triển thần kinh, giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Liều lượng được khuyến cáo là mẹ bầu nên bổ sung khoảng 400 mcg acid folic mỗi ngày.
Bổ sung thêm Acid folic và Sắt giúp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu khỏe mạnh
Giai đoạn này mẹ sẽ bị ốm nghén
nên hạn chế thực phẩm làm tăng cảm giác ốm nghén. Cùng với đó, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày, lựa chọn thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn, tốt cho mang thai 3 tháng đầu:
- Uống sữa buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Thực phẩm giàu protein như: thịt, cá sạch các loại.
- Bổ sung sắt từ thực phẩm như thịt bò, thịt lợn nạc.
- Ăn nhiều rau xanh, hạt ngũ cốc.
- Uống các loại nước ép hoa quả: nước táo ép, sinh tố bơ,…
Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa
Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng giữa
Những việc sau có thể ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của thai:
- Trèo cao, làm việc nặng như bê vác đồ nặng, leo trèo cầu thang,…
- Đứng lên hoặc ngồi xuống quá đột ngột.
- Cúi đầu xuống dưới thường xuyên để làm việc.
- Đứng yên ở một vị trí quá lâu.
- Mang giày cao gót thường xuyên.
Dấu hiệu nên đi khám khi mang thai 3 tháng giữa
Khi
chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa
, nếu xuất hiện những dấu hiệu sau nên đi khám càng sớm càng tốt:
- Đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo.
- Mất các dấu hiệu mang thai một cách đột ngột.
- Không nghe thấy tim thai cũng như cử động thai.
- Không tăng cân và bụng không phát triển.
- Nước ối quá nhiều hoặc quá ít.
- Vỡ nước ối sớm.
- Bị chuột rút
và đau lưng.
Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa không chủ quan khi đau bụng và ra máu âm đạo
Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa
3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu nên tăng khoảng 3 – 4kg là hợp lý nhất. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ chất với 3 nhóm thực phẩm cơ bản sau:
- Nhóm chất bột: cơm, ngô, mì, sắn, khoai,…
- Nhóm chất béo: mỡ, dầu, lạc, vừng,…
- Nhóm chất đạm: trứng, cá, thịt, đậu, đỗ, tôm, cua,…
- Nhóm Vitamin, chất xơ, khoáng chất: vùng, lạc, mỡ, dầu,…
Mỗi ngày, các bữa ăn nên đảm bảo cung cấp khoảng 2550 kcal cho mẹ bầu để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho con vừa đáp ứng năng lượng cho hoạt động hàng ngày của mẹ. Cùng với đó, mẹ bầu nên uống đủ hơn 2 lít nước mỗi ngày, xem xét sử dụng thêm thuốc bổ, vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.
Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối
Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng cuối
Thai nhi lúc này có kích thước khá lớn, hơn nữa ngày sinh có thể sớm hơn dự kiến, vì thế mẹ bầu nên tránh những điều sau:
- Uống rượu, thức uống chứa cồn và caffein.
- Thức ăn tái sống, các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tiệt trùng.
- Thuốc điều trị, kể cả thuốc bôi ngoài da.
- Làm việc quá nặng, kể cả làm việc nhà hàng ngày.
- Nằm ngửa khi ngủ, thay vào đó mẹ nên nằm nghiêng sang trái.
- Xoa bụng bầu quá nhiều.
- Quan hệ tình dục với tần suất dày.
- Kích thích vào đầu ti.
- Đi chơi xa vào lúc sắp sinh hoặc thường xuyên ngồi im một chỗ.
- Đi xe máy.
- Ăn mặn.
Dấu hiệu nên đi khám khi mang thai 3 tháng cuối
Dấu hiệu bất thường sau mẹ bầu cần sớm phát hiện và đi khám:
- Mất cảm giác căng tức ngực.
- Tiểu ít, không buồn tiểu.
- Tăng cân quá nhanh.
- Cơ thể sưng phù, đau đầu kéo dài.
- Chiều cao vùng bụng tăng nhanh.
- Thai máy bất thường.
- Xuất huyết âm đạo.
- Vàng da kèm theo ngứa toàn thân.
- Dịch âm đạo có mùi lạ.
- Đau bụng.
Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối
Chế độ
dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối
vẫn phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, cân đối giữa cả 4 nhóm chất chính là chất béo, chất đạm, chất bột đường, Vitamin và khoáng chất.
Cụ thể:
- Chất béo: Ưu tiên các thực phẩm như dầu thực vật, vừng, lạc,…
- Chất đạm: Ưu tiên các loại thịt sạch gồm thịt gà, thịt bò, trứng, cá, sữa,…
- Vitamin và khoáng chất trong các loại rau xanh và hoa quả tươi, nhất là rau màu xanh thẫm chứa nhiều sắt.
- Chất bột đường: ngô, gạo, khoai, ngũ cốc,...
Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối cần lưu ý về lượng nước uống hàng ngày từ 2 - 2,5 lít để đảm bảo đủ dịch ối và tiêu hóa tốt.
Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối nên đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày
Kinh nghiệm tập luyện và thai giáo trong suốt thai kỳ
Hoạt động thai giáo
tốt sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất cả về thể chất và tinh thần, cũng giúp mẹ có sự kết nối đầu tiên và vững chắc với con.
- Cho bé nghe nhạc với âm nhạc mẹ yêu thích, giúp phát triển trí thông minh.
- Bố mẹ nên đọc, kể chuyện cho bé với giọng nhẹ nhàng, trìu mến.
- Ăn uống đủ chất, tinh thần thoải mái.
- Kích thích vận động cho bé bằng cách xoa vào vị trí trẻ thường đá trên bụng mẹ.