Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu?

0
287
maternity concept, two pregnant women eating fresh salad on a pink colored background, in jeans and a white T-shirt, female friendship

Mang thai là giai đoạn dài và khó khăn đối với mọi phụ nữ. Đặc biệt trong giai đoạn này, sức đề kháng cơ thể của người phụ nữ yếu đi nên rất dễ bị bệnh, đặc biệt là vào mùa đồng khi thời tiết chuyển lạnh. Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Vì sức đề kháng của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai sẽ gặp khó khăn hơn người không mang thai.

  • Tại sao bà bầu cần tăng cường sức đề kháng

Để bảo vệ cho cơ thể sẽ có 2 hệ thống bảo vệ gồm: hàng rào vật lý (da, niêm mạc và các màng nhầy) và hệ thống miễn dịch chủ động được tạo ra bởi các bạch cầu và các kháng thể. Khi mang thai dung tích thở cũng tăng làm tim đập nhanh hơn, thở nhanh và nhiều hơn. Bà bầu cũng cần rất nhiều nguyên liệu để tạo ra các mô của cơ thể, trong đó có kháng thể. Nguyên liệu để tạo cho sức đề kháng của cơ thể, hoạt động của bạch cầu, hoạt động của tế bào miễn dịch tạo ra các kháng thể cũng thay đổi và bị yếu đi.

Nếu bà bầu có sức đề kháng không tốt thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn, mức độ gặp nguy hiểm của bà bầu cũng nhiều hơn so với người thường. Quá trình mang thai là giai đoạn tượng hình ra em bé, trong trường hợp không may người mẹ bị mắc bất cứ bệnh gì thì cũng có thể dẫn đến các nguy cơ:
– Thai kì không bình thường, mẹ có thể mắc bệnh. Và tất cả những bệnh mắc trong lúc mang thai đều có nguy cơ bị nặng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai, gây khó khăn nhiều hơn cho các bác sĩ khi chữa trị
– Thai nhi có thể bị dị tật, sinh non, nhẹ cân, mang sẵn các bệnh mà mẹ đã truyền cho mình trong quá trình mang thai, nguy cơ rất cao

  • Thiếu vi chất dinh dưỡng → rối loạn điều hòa phản ứng kháng thể → ức chế miễn dịch → cơ thể dễ nhiễm trùng, dễ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tăng.
  • Khi bị nhiễm trùng → thay đổi con đường trao đổi chất → giảm lượng chất dinh dưỡng hấp thu, tăng tổn thất và can thiệp vào việc sử dụng dưỡng chất → làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.

Nếu khi đi khám thai bác sĩ vẫn bảo là thai đang tăng trưởng tốt, mẹ không có vấn đề về sức khỏe như huyết áp không lên, đường huyết không lên, không bị thiếu các vi khoáng, không thiếu canxi, cũng không có những cơn chuột rút thai kỳ… thì chúng ta tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng này.

  • Những thực phẩm giúp tăng cường đề kháng cho bà bầu:

    + Gừng: Gừng có tính ấm giúp tăng cường tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể rất tốt và chống cảm lạnh, chống viêm nhiễm;
    + Một công dụng rất tốt nữa của gừng rất cần trong thai kỳ đó là giúp hệ tuần hoàn, tiêu hóa tốt hơn, làm giảm thiểu triệu chứng nôn và buồn nôn và cả chứng chuột rút thai kỳ
    + Một ly trà gừng với đường hoặc mật ong sẽ tăng thêm hương vị, giúp bạn dễ uống hơn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể
    + Trái cây thuộc họ cam:
    + Đây là loại trái cây rất giàu Vitamin C, đặc biệt Vitamin C được biết đến là loại vitamin cần thiết giúp chống lại quá trình oxy và chống nhiễm trùng, đồng thời xây dựng một hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể giúp tăng cường đề kháng
    + Mỗi cốc nước cam ấm mỗi ngày để có sức khỏe tốt trong mùa đông
    + Axit folic có trong cam giúp phát triển trí não, ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi
    + Một quả chuối cung cấp đa dạng dinh dưỡng bao gồm Protein, Canxi, Vitamin B6, Vitamin C,… vì vậy đây được coi là thực phẩm hàng đầu giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu. Các dinh dưỡng trong chuối giúp điều trị thiếu máu; Tăng sức đề kháng; Giảm nguy cơ sinh non, dị tật thai nhi
    + Tỏi là một gia vị truyền thống trong các bữa ăn của người việt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt với bà bầu. Thành phần allicin có trong tỏi hoạt động như một chất kháng sinh giúp chống lại các virus gây bệnh. Ngoài ra trong tỏi còn có allin, glycogen và fitonxit là những chất có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm nhiễm
    + Sữa chua giúp làm giảm đến 25% nguy cơ mắc cảm cúm. Sữa chua được lên men tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Lợi khuẩn trong sữa chua có thể đánh bại các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng và giúp bạn chống chọi với các nguồn lây bệnh từ bên ngoài tốt hơn, nhất là các bệnh cúm. Ngoài ra lợi khuẩn từ sữa chua giúp đường ruột của bà bầu hoạt động tốt hơn, ăn uống ngon miệng. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn một hộp sữa chua để cơ thể thanh mát và tăng cường sức đề kháng.
    + Thịt bò hay các loại thịt đỏ được xem là thực phẩm vàng đối với bà bầu bởi lượng chất sắt dồi dào trong các loại thịt này giúp bà bầu tránh được chứng thiếu máu thai kỳ. Ngoài ra, Protein, Canxi, Vitamin B6, Vitamin B12 giúp xây dựng một hệ miễn dịch toàn diện cho mẹ bầu cũng như thai nhi, đồng thời kích thích tế bào máu di chuyển đến các mô cơ, thúc đẩy chuyển hóa amino acid trong cơ thể, bảo vệ thai nhi và mẹ khỏe mạnh
    + Các loại rau củ: Hầu hết các loại rau củ đều là thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Điển hình như cải bó xôi, rau bina, rau dền đỏ, măng tây… Trong đó có bông cải xanh có nguồn dinh dưỡng vượt trội hẳn.

Bông cải xanh rất giàu giá trị dinh dưỡng bao gồm sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và C… có tác dụng tăng cường sức khỏe và phòng chống các bệnh truyền nhiễm.