Làn da trẻ sơ sinh bỗng xuất hiện các đốm rôm sảy, tuy là tình trạng phổ biến nhưng cũng gây không ít phiền lòng cho mẹ. Rôm sảy khiến trẻ ngứa ngáy, trẻ hay vặn mình khó chịu.
Rôm sảy là gì?
Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da.
Ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, lại thêm thời tiết mùa hè nắng nóng cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng mồ hôi và bít tắc tuyến mồ hôi.
Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, khi thời tiết mát mẻ các mẩn trên da có thể tự lặn mà không gây tác hại gì. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều gây da trầy xước, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.
Rôm sảy của trẻ có nhiều nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rôm sảy
Tình trạng bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh do tắc nghẽn các ống dẫn mồ hôi. Điều này xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:
• Ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành: Điều này khiến cho mồ hôi khó thoát được ra ngoài, dẫn đến tích tụ dưới da, ống bài tiết dễ bị bụi bít kín, khiến làn da bé nổi rôm sảy. Hơn thế nữa, thời tiết nắng gắt và nóng bức cũng khiến cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết. Từ đó, gây ứ đọng, bít tắc tuyến mồ hôi.
• Mặc quá nhiều quần áo: Nếu bạn cho trẻ mặc quần áo không thấm hút mồ hôi, quấn chăn bông thường xuyên hoặc mặc tã cho con quá chật, nhất là khi vào mùa hè thì cũng dễ làm bít tắc mồ hôi gây rôm sảy.
• Bé bị sốt: Bé bị sốt sẽ khiến nhiệt độ cơ thể nóng lên, làm tăng tiết mồ hôi giúp cơ thể giải nhiệt và gây ra tình trạng rôm sảy.
• Do sản phẩm tắm gội: Sản phẩm tắm gội không phù hợp cho làn da trẻ cũng là nguyên nhân chính yếu khiến da bé bị kích ứng, gây nổi rôm sảy.
• Bột giặt và nước xả vải có nhiều hóa chất kích ứng mạnh: Nhiều sản phẩm giặt tuy được bày bán trên thị trường nhưng vẫn có thể chứa một số thành phần gây hại cho làn da bé như hóa chất tạo mùi hương nhân tạo, hóa chất tẩy rửa, chất bảo quản,… Bé khi mặc quần áo được giặt bằng những thành phần này dễ khiến làn da bị mẫn cảm, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
Triệu chứng của bệnh rôm sảy ở trẻ
Trẻ em ở mọi độ tuổi đều có thể bị rôm sảy. Tuy nhiên, tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số dấu hiệu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường của bệnh lý này.
- Nổi nhiều nốt sản nhỏ màu hồng trên da: Làn da của trẻ bị rôm sảy có nhiều mụn/nối sân màu đỏ hoặc hồng, gây ra cảm giác bứt rứt, khó chịu.
- Xuất hiện nốt sẵn ở cổ, vai, lưng, bụng: Các nốt sần có thể xuất hiện khắp nơi trên cơ thể, đặc biệt là tại cổ, lưng, vai, bụng… Ban đầu, nổi sần mọc li ti, nêng lẻ, sau đó mọc tập trung thành mảng dày đặc rồi lan sang các vùng da xung quanh.
- Ngửa ngày, bứt rứt, khó chịu: Vì các đốm đỏ trên da bị tắc nghẽn, ứ đọng mồ hôi nên trẻ cảm thấy bứt rứt, ngứa ngáy. Nếu phụ huynh không có biện pháp bảo vệ hợp lý, bé sẽ cào gãi nhiều, làm da trầy xước và nhiễm trùng.
Có 3 dạng rôm sảy ở trẻ bao gồm:
- Rôm dạng tinh thể: Thường phổ biến ở trẻ nhỏ do chậm các ống tuyến mồ hôi chậm phát triển. Loại rôm sảy này thường xảy ra do sốt cao và sẽ để lại các mảng da bị bong khi trẻ bị rôm sảy đã khỏi bệnh.
- Rôm đỏ: Thường gặp do thời tiết nóng ẩm.
- Rôm sâu: Xảy ra do tuyến mồ hôi gặp vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng, thường sau khi bị rôm đỏ kéo dài.
Cách phòng tránh
Tắm cho trẻ bằng nước mát và không dùng xà phòng loại làm khô da
- Cần mặc quần áo bằng loại vải mềm, nhẹ, thoáng mát, có thể hút ẩm vào mùa hè.
- Tránh mặc quá nhiều, quá chật, u bé quá kỹ.
- Khi thời tiết quá nóng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng, có thể dùng quạt thông khí, máy điều hòa nhiệt độ.
- Chỗ ngủ phải luôn mát mẻ, thông thoáng và thông khí tốt.
- Tắm cho trẻ bằng nước mát và không dùng xà phòng loại làm khô da. Có thể tắm cho trẻ bằng nước chè xanh đun sôi để nguội (chú ý phải rửa sạch đun sôi kỹ, tránh nhiễm khuẩn da cho trẻ)
- Hạn chế không cho bé ra nắng hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Vì đây là khoảng thời gian các tia cực tím (tia UVA và tia UVB) hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát. Ngoài ra nguy hiểm hơn nếu tiếp xúc nhiều với tia cực tím có thể gây ra ung thư da.
- Bên cạnh đó, cần giữ cho da bé luôn được khô ráo và sạch sẽ. Không nên thoa nhiều kem hay các loại phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi quá đông đúc và ngột ngạt.
- Khi trẻ bị rôm sảy tránh làm trầy xước các mụn vì có thể gây nhiễm trùng da.
Các cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh
Điều trị bằng các phương pháp dân gian
Lá trà xanh
Rửa sạch lá trà xanh tươi rồi cho vào nồi nước đun và dùng nước trà này pha với nước tắm của bé để kháng khuẩn da.
Mướp đắng
Giã hoặc xay nhỏ trái mướp đắng rồi cho nước lọc vào, lọc lấy nước mướp đắng nguyên chất. Sau đó, hòa hỗn hợp này vào nước và tắm cho trẻ sơ sinh.
Lá kinh giới
Rửa sạch lá kinh giới rồi cho vào nồi nước đun sôi, dùng nước này pha nước tắm cho bé hàng ngày để trị rôm sảy.
Lá khế
Tách bỏ các phần thừa của lá rồi đem rửa sạch, cho thêm ít muối, đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó bỏ bã và chắt nước pha cùng với nước lạnh sao cho nước đủ ấm để tắm cho bé.
Lá tía tô rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt rồi chấm lên da bé nơi bị rôm sảy. Để hỗn hợp trong khoảng 10 – 15 phút sau đó tắm lại người cho bé bằng nước ấm.
Ngải cứu
Lá ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó lấy nước này pha với nước lạnh thành nước ấm để tắm cho trẻ, có thể thêm vài hạt muối hột vào nước tắm.
Lá dâu tằm
Lá dâu tằm ngâm nước muối, rửa sạch, thêm nước vào đun sôi. Chờ nước nguội đến nước ấm thì dùng tắm cho bé.
Rau sam
Rửa sạch, giã nát rồi ép lấy nước cốt pha với nước ấm để tắm cho trẻ đến khi hết rôm sảy thì ngừng.
Điều trị bằng các phương pháp khác
Ngoài những cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng các phương pháp dân gian. Để ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy, kháng khuẩn, giảm viêm có thể áp dụng những cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh dưới đây:
- Thoa kem trị rôm sảy: Thoa kem cho trẻ theo chỉ định từ bác sĩ để làm giảm bớt tình trạng rôm sảy và giúp trẻ giảm ngứa.
- Sử dụng sản phẩm tắm dịu nhẹ cho da bé: Giúp rôm sảy ở trẻ sơ sinh không trở nên trầm trọng hơn.
- Thuốc tím pha loãng: Sử dụng thuốc tím pha loãng với tỷ lệ 1/10.000 hoặc lactacyd, mỗi ngày một lần.
- Thuốc anhydrous lanolin: Giúp ngăn ngừa hiện tượng bít các ống tuyến mồ hôi. Thường được dụng trong các dạng rôm sảy nặng.
- Vitamin C: Giúp làm giảm các tổn thương do rôm sảy gây ra.