Người phụ nữ khi mang thai sẽ có các thay đổi trên cơ thể, và việc mắc các triệu chứng khó chịu và mệt mỏi khi mang thai là khó có thể tránh khỏi. Một vài dấu hiệu chỉ thoáng qua và xảy ra trong những tuần đầu, một số triệu chứng khác kéo dài hơn và xuất hiện gần thời điểm chuyển dạ. Dưới đây là những triệu chứng được xem là bình thường của thai kỳ mà bà bầu có thể gặp:
? Ốm nghén
Tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu, đầy hơi ở bụng, xuất hiện nhiều lần trong một ngày. Đây là tình trạng rất phổ biến và thường là không gây hại cho thai nhi, nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người mẹ, cả khi làm việc hay trong các sinh hoạt bình thường. Với hầu hết các trường hợp, triệu chứng ốm nghén thường bắt đầu xuất hiện trước tuần thứ 9 của thai kỳ, và sẽ tự biến mất sau khoảng 14 tuần mang thai. Một số sản phụ lại bị ốm nghén nặng, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí là suốt thai kỳ.
? Mệt mỏi, tâm trạng buồn rầu, ủ rũ
Nội tiết tố progesteron tăng cao khi mang thai gây triệu chứng nghén cho người mẹ. Cùng với tác động của phôi thai lên hệ thần kinh giao cảm của mẹ làm rối loạn hệ tiêu hóa, dẫn đến dấu hiệu nghén nặng hơn, mẹ cảm giác mệt mỏi nhiều hơn.
Progesteron có tác dụng làm dãn các cơ trơn, như cơ trơn ở ruột non, ruột già làm cho mẹ bị táo bón, triệu chứng táo bón gây ra cho mẹ cảm giác mệt mỏi khó chịu mỗi khi đi đại tiện.
Hãy uống nhiều chất lỏng và ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như hoa quả, rau và ngũ cốc. Không tự ý dùng thuốc nhuận tràng mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu báo cho mẹ tình trạng thiếu máu, thiếu sắt làm cảm giác mệt mỏi, chóng mặt xuất hiện rõ hơn.
? Nhiễm nấm âm đạo
Nấm âm đạo là tình trạng nấm men phát triển quá mức do môi trường acid của âm đạo bị mất cân bằng, sinh ra khí hư nhiều hơn, dẫn đến tình trạng sung huyết (xuất huyết). Nhiễm nấm âm đạo có thể gây khó chịu, nóng rát ở vùng kín
? Ợ chua
Ợ chua hay trào ngược dạ dày là tình trạng thường xuất hiện ở những tháng đầu thai kỳ. Thường gây khó chịu bởi cảm giác nóng rát kéo dài từ xương ức lên đến cổ họng. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
- Sự tăng cao Progesteron: Đây là nguyên nhân chủ yếu, hormon thai kỳ này làm giãn các cơ trơn làm axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và đến cổ họng
- Thai nhi tăng kích thước buộc tử cung phải phát triển để thích ứng, tử cung nở ra gây chèn ép lên dạ dày làm tràn axit dạ dày ra bên ngoài
- Căng thẳng khi mang thai khiến mẹ bầu khó tiêu hơn, đồng thời làm tăng tiết dịch vị dẫn đến ợ chua Nên chia nhỏ các bữa ăn cho họ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị, có dầu mỡ. Không uống quá nhiều nước và không nằm ngay sau khi ăn. Nếu tình trạng cần dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
? Chuột rút
Thường không nguy hiểm, nhưng chuột rút làm một hay nhiều nhóm cơ tạm thời bị bó chặt, gây đau nhức. Nguyên nhân gây chuột rút có thể do:
- Thiếu chất (Canxi, Megie, Kali)
- Thiếu nước, mất cân bằng chất điện giải. Vì vậy, uống nhiều nước sẽ giúp làm giảm tình trạng này
- Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nếu thường xuyên diễn ra, phần lớn là do suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân.
? Đi tiểu thường xuyên hơn
Phụ nữ mang thai có thể phải đi tiểu nhiều hơn bình thường. Thay đổi hocmon là một trong những nguyên nhân. Một nguyên nhân khác là khi bé phát triển, thai sẽ đè nặng áp lực lên bàng quang khiến họ muốn đi tiểu nhanh hơn.
? Suy tĩnh mạch
Tránh quần áo thít chặt vòng eo hay chân của mẹ bầu, làm cản trở sự lưu thông của các mạch máu. Khuyên họ nên nghỉ ngơi và nâng cao chân lên. Tránh ngồi hoặc đứng yên trong thời gian dài. Khi ngồi có thể gác chân lên cao hơn. Nếu tình trạng khó chịu kéo dài nên khám bác sĩ để được hỗ trợ hoặc cung cấp thêm vớ y khoa.
? Chảy máu chân răng
Phụ nữ mang thai nên thường xuyên chải và đánh răng, và thăm khám nha sỹ để làm chân răng. Đừng bỏ qua việc thăm khám nha sỹ vì lý do mẹ bầu đang mang thai.
? Nghẹt mũi
Sự thay đổi về hàm lượng hormon nữ estrogen có thể gây ra chứng nghẹt mũi. Mẹ bầu cũng có thể bị chảy máu cam.
? Chứng phù nề
Giúp mẹ bầu kê cao chân càng nhiều càng tốt và nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Những vị trí này giúp máu lưu thông từ chân trở lại tim tốt hơn. Không sử dụng thuốc lợi tiểu.
? Thay đổi màu sắc da
Các vết rạn da bắt đầu xuất hiện dưới dạng vết đỏ trên da của mẹ bầu. Kem dưỡng ẩm có thể giúp giữ cho da của mẹ bầu đủ nước và giảm ngứa, da khô. Dấu hiệu căng da là không thể tránh được.
Mẹ bầu cũng có thể bị thay đổi màu sắc da ở các vùng khác. Ví dụ như da sẫm màu trên mặt hoặc quanh núm ti của mẹ bầu, hoặc những đường màu đen ở vùng bụng dưới. Nên giúp họ tránh ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng kem chống nắng để giúp làm giảm các dấu hiệu này. Hầu hết các dấu hiệu này sẽ mờ dần sau thai kỳ.