Mẹ pha sữa, con trai 2 tuổi nghịch cắm thìa vào ổ điện, bé không qua khỏi vì điện giật

Cậu bé được phát hiện trong tình trạng nằm bất động dưới sàn, tay vẫn nắm chiếc thìa đang được cắm vào ổ điện

0
1860

Nhà ở tưởng chừng là nơi an toàn nhất với trẻ nhưng có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nếu bố mẹ lơ là trong việc trông trẻ. Vụ việc bé trai 2 tuổi mất do điện giật là lời cảnh tỉnh đau lòng đến tất cả bậc cha mẹ. 

Vụ việc xảy ra vào hôm thứ Sáu, 19/02 tại thành phố Quezon, Philipines. Theo đó, người mẹ quay đi pha sữa một lúc để con trai chơi một mình trong nhà. Không có ai trông chừng, cậu bé Jake nghịch ngợm nhặt một chiếc thìa kim loại cắm vào ổ điện gây ra tiếng nổ lớn. Nhận thấy điều bất thường, mẹ cậu bé nhanh chóng chạy đến kiểm tra. Cậu bé được phát hiện trong tình trạng nằm bất động dưới sàn, tay vẫn nắm chiếc thìa đang được cắm vào ổ điện. Phần ngực và bụng của bé bị bỏng, cháy xém. Mặc dù được đưa đến bệnh viện ngay sau đó nhưng cậu bé không qua khỏi vì vết thương quá nghiêm trọng. 

Quá đau xót trước sự ra đi đột ngột của con trai, bố mẹ cậu bé đau buồn chia sẻ trên trang cá nhân: “Thật khó để chấp nhận việc con trai đã rời khỏi chúng tôi. Tôi vẫn không thể tin rằng đứa trẻ hoạt bát, sôi động từ nay đã không còn ở bên cạnh. Mong con sẽ sống hạnh phúc trên thiên đường.”.

Thảm kịch đau lòng này là lời cảnh tỉnh sâu sắc đến các bậc cha mẹ trong việc trông chừng trẻ cũng như đảm bảo an toàn cho bé trước những tai nạn thương tích thường gặp tại nhà. Chỉ một phút lơ là của người lớn, hậu quả với trẻ nhỏ thật khó lường. 

Những nguyên nhân khiến trẻ thường bị điện giật

Trẻ nhỏ hoặc trẻ mới bị đi thường bị điện giật do:

– Cắn vào dây điện hoặc chọc các vật kim loại như nĩa, thìa, dao vào ổ cắm;

– Đồ chơi, thiết bị, dụng cụ điện sử dụng không đúng cách;

– Dòng điện tiếp xúc với nước mà trẻ đang ngồi hoặc đứng trong đó. 

Phòng ngừa tai nạn thương tích do điện giật

– Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, hầu hết các chấn thương về điện là do dây điện. Kiểm tra dây nguồn và dây nối. Thay thế bất kỳ dây nào bị đứt hoặc nứt vỏ bọc bên ngoài và bất kỳ dây nào có dây hở;

– Không cho trẻ em nghịch bất kỳ dây điện nào;

– Cách tốt nhất là che tất cả các ổ cắm, đảm bảo tất cả các dây được cách điện thích hợp, cắm dây xa tầm tay của trẻ;

– Cần có sự giám sát của người lớn ở bất khi nào trẻ ở trong khu vực có nguy cơ điện tiềm ẩn. 

Xử trí khi trẻ bị điện giật

– Ngắt nguồn điện trước khi chạm vào người trẻ vẫn đang nhận dòng điện: kéo phích cắm hoặc tắt công tắc chính;

– Không bao giờ chạm vào dây điện bằng tay không. Nếu bạn phải nhấc một dây điện từ trẻ, hãy sử dụng một que khô, một tờ báo cuộn lại, quần áo dày hoặc một vật phi kim loại cứng, khô khác không dẫn điện;

– Di chuyển trẻ càng ít càng tốt vì điện giật nặng có thể gây gãy cột sống;

– Nếu không thể bỏ nguồn của dòng điện, hãy cố gắng di chuyển đứa trẻ, nhưng đừng dùng tay không. Tự cách điện bằng cao su hoặc bằng bất kỳ vật dụng không dẫn điện nào được đề xuất;

– Khi dòng điện tắt, hãy nhanh chóng kiểm tra nhịp thở, mạch, màu da và sự tỉnh táo của trẻ.

– Nếu trẻ không thở hoặc không có nhịp tim, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo ngay lập tức trong khi người khác gọi cấp cứu;

– Khi đứa trẻ được đưa ra khỏi dòng điện một cách an toàn, hãy kiểm tra xem trẻ có bị bỏng không và ngay lập tức gọi cấp cứu địa phương hoặc bác sĩ nhi khoa.

Tổng hợp