Mẹ bầu thông thái: Hiểu và xử lý các triệu chứng khó chịu khi mang thai

0
BỞI congdongbau

Mẹ bầu thông thái: Hiểu và xử lý các triệu chứng khó chịu khi mang thai

Mang thai và sinh con là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ, thế nhưng, trước khi có được niềm hạnh phúc ấy thì mẹ bầu không ít lần phải trải qua những triệu chứng khó chịu. Việc hiểu rõ các triệu chứng này và có cách  xử lý phù hợp không chỉ giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn mà còn dễ dàng vượt qua những khó khăn khi mang thai. Bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu nhận biết và xử lý các triệu chứng thường gặp trong từng giai đoạn thai kỳ, nguyên nhân, cách xử lý và khi nào cần đến gặp bác sĩ. Cùng Dr Thành Sơn tìm hiểu ngay!

1. Các triệu chứng thường gặp trong từng giai đoạn thai kỳ

1.1 Các triệu chứng xuất hiện trong 3 tháng đầu

  • Ốm nghén thường gây cảm giác buồn nôn, chủ yếu vào buổi sáng do sự gia tăng hormone HCG. Để giảm bớt triệu chứng này, mẹ bầu nên ăn nhiều bữa nhỏ, tránh thức ăn có mùi mạnh và uống nước đều đặn.
  • Mệt mỏi là do sự gia tăng hormone progesterone, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đủ chất và tập thể dục nhẹ nhàng.

 

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn trong giai đoạn đầu thai kỳ. 

  • Thay đổi tâm trạng là do thay đổi hormone, để giảm bớt, mẹ bầu nên chia sẻ cảm xúc với người thân và tham gia các lớp học tiền sản. 
  • Đau ngực xảy ra do sự chuẩn bị của cơ thể cho việc tiết sữa, mẹ bầu nên mặc áo ngực hỗ trợ và tránh đồ lót chật.
  • Táo bón xảy ra do thay đổi hormone làm chậm quá trình tiêu hóa, để giảm bớt, mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và tập thể dục đều đặn.

1.2 Các triệu chứng xuất hiện trong 3 tháng giữa

  • Đau lưng do trọng lượng thai nhi tăng và thay đổi trọng tâm cơ thể, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng và sử dụng gối dành cho bà bầu hỗ trợ khi ngủ.

 

Trong 3 tháng giữa, trọng lượng người mẹ tăng dần dẫn đến tình trạng đau lưng. 

  • Phù nề xảy ra do tăng lượng máu và chất lỏng trong cơ thể, mẹ bầu nên uống đủ nước từ 2L – 3L/ngày và hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu. 
  • Chuột rút do thiếu canxi, kali và magie, mẹ bầu nên xoa bóp, kéo giãn cơ và bổ sung canxi và magiê qua chế độ ăn uống.
  • Ợ nóng và khó thở do áp lực từ tử cung lên dạ dày và hormone progesterone làm giãn cơ thực quản, mẹ bầu nên ăn nhiều bữa nhỏ, tránh thức ăn cay nóng và không nằm ngay sau khi ăn.

1.3 Các triệu chứng xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ

  • Mất ngủ do lúc này em bé đã khá lơn, việc tăng tăng kích thước bụng và lo lắng về sinh nở, mẹ bầu nên tạo môi trường ngủ thoải mái, thư giãn trước khi ngủ và tránh uống nhiều nước vào buổi tối.

 

Trong 3 tháng cuối, những lo lắng có thể khiến mẹ bầu mất ngủ.

  • Đi tiểu nhiều do áp lực từ tử cung lên bàng quang, mẹ bầu nên uống nước đủ trong ngày và hạn chế uống nhiều vào buổi tối.
  • Cơn gò chuyển dạ giả là các cơn co thắt không đều, không đau hoặc đau nhẹ, mẹ bầu nên thay đổi tư thế, nghỉ ngơi và uống nước và không nên quá lo lắng.
  • Rạn da do da căng quá mức do tăng trọng lượng, mẹ bầu nên sử dụng kem dưỡng ẩm và tránh tăng cân quá nhanh.

2. Các vấn đề sức khỏe mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý

Tiểu đường thai kỳ: Nguy cơ mắc bệnh tăng cao đối với mẹ bầu thừa cân hoặc có tiền sử gia đình mắc tiểu đường. Dấu hiệu nhận biết bao gồm khát nước nhiều, tiểu nhiều và mệt mỏi. Tầm soát và kiểm soát bằng xét nghiệm đường huyết, chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn là cách phòng ngừa hiệu quả.

Tăng huyết áp thai kỳ: Nguy cơ tăng huyết áp có thể gặp ở mẹ bầu trên 35 tuổi, thai đôi hoặc có tiền sử gia đình. Dấu hiệu bao gồm đau đầu, nhìn mờ và đau bụng trên. Kiểm tra huyết áp định kỳ và điều trị bằng chế độ ăn uống và thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Mẹ bầu có tiền sử nhiễm trùng hoặc không uống đủ nước dễ mắc bệnh. Khi mẹ bầu thấy hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt và đau lưng thì nên uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên, tuyệt đối không được nhịn đi tiểu. Cùng với đó là cần lắng nghe ý kiến từ chuyên gia.

Các vấn đề sức khỏe tinh thần: Trầm cảm và lo âu là những vấn đề tâm lý phổ biến trong thai kỳ. Lúc này, người cha cần quan tâm mẹ nhiều hơn, Mẹ bầu có thể tham khảo hỗ trợ tâm lý bằng cách tham gia các lớp học tiền sản, chia sẻ cảm xúc và gặp chuyên gia tâm lý khi cần thiết.

3. Mẹ bầu cần gặp bác sĩ trong trường hợp nào? 

Trong suốt thai kỳ, việc nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số dấu hiệu nguy hiểm mà khi gặp phải, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức: 

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau bụng hoặc đau đầu dữ dội kèm theo mờ mắt
  • Giảm hoặc mất cảm giác cử động của thai nhi
  • Sưng phù đột ngột ở mặt, tay và chân

Việc thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Các buổi khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo rằng sức khỏe của mẹ đang ổn định và thai nhi đang phát triển tốt. 

 

Chú ý thăm khám định kỳ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé.

Là mẹ bầu thông thái, hãy duy trì lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, tập luyện đều đặn và kiểm soát cân nặng. Giữ tinh thần thoải mái, đừng ngần ngại chia sẻ với người thân những khó khăn của mình và  tham gia các lớp học tiền sản (nếu cần thiết) và tìm hiểu thông tin từ nguồn uy tín. Tuân thủ lịch khám thai và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo