Giải mã tiếng khóc của trẻ giúp mẹ chăm con nhàn tênh

0
BỞI congdongbau

 

Khóc là phản xạ của bé. Khi chưa biết nói, khóc là cách con giao tiếp với mọi người xung quanh. Việc giải mã tiếng khóc của trẻ giúp bố mẹ nhận biết được các trạng thái tâm lý tình cảm và thể chất của bé để quan tâm, chăm sóc, đáp ứng tốt các nhu cầu của bé.

1. Nguyên nhân trẻ thường hay khóc

Những ngày đầu sau sinh, bên cạnh niềm hạnh phúc vì có con hẳn mẹ nào cũng trải qua ít nhiều sự căng thẳng, mệt mỏi vì thường xuyên nghe tiếng khóc của bé. 

Một điều dễ hiểu là vì bé đang yên ổn trong ngôi nhà riêng của bé là tử cung của mẹ thì đột ngột bị đem ra ngoài. Bước ra thế giới bên ngoài, tiếp xúc với môi trường lạ lẫm, bé phải tự lập vì mẹ đã cắt nguồn dinh dưỡng thụ động duy nhất của bé là bánh nhau. Vì thế, bé cần có thời gian để làm quen, thích nghi với môi trường xung quanh.

Mặc dù khóc là một phản xạ sinh lý bình thường ở trẻ, nhưng mẹ cũng cần biết cách hiểu ngôn ngữ mà bé muốn truyền đạt để đáp ứng kịp thời những mong muốn của bé hoặc sớm phát hiện ra những vấn đề bất ổn đến sức khỏe của bé.

2. Giải mã tiếng khóc của bé

Giải mã tiếng khóc của trẻ giúp mẹ chăm con nhàn tênh

2.1. Bé khóc sinh lý

– Khóc khi vừa chào đời;

– Khóc vì không được mẹ ôm ấp, thiếu hơi ấm;

– Khóc vì thời tiết quá nóng, quá lạnh;

– Khóc vì quần áo, tã không thoải máI,…

– Khóc vì đói bụng.

2.2 Khóc vì bệnh lý

Bé khóc lâu trên 2 tiếng, khóc thét vì gặp phải vấn đề về sức khỏe.

2.3. Hiểu bé qua tiếng khóc

– Bé khóc như rên: Có gì đó đang làm cho bé khó chịu nhưng bé cố gắng quên nó và chịu đựng.

– Bé khóc giãy nảy, khóc thét: Con khó chịu lắm rồi, con đang đau bụng, con đang đói hoặc ẩm ướt quá.

– Bé khóc thét rồi nghỉ, lắng nghe từng lúc: Bé đang cần quan tâm, đừng bỏ bé. 

– Bé vừa bú vừa khóc: Bé giận dỗi vì mẹ cho bú trễ, vú mẹ khó ngậm quá, sữa không có hoặc sữa xuống nhiều quá…

– Bé khóc về đêm: Khóc dạ đề, do bé bị tăng nhu động ruột, bé sẽ tự hết vấn đề này

– Khóc ngằn ngặt, kéo dài liên tục trên 2 tiếng đồng hồ kèm biểu hiện ưỡn bụng, bụng căng, da tím tái, thở co kéo lồng ngực: Bé đang gặp vấn đề về bệnh lý. Khi này, mẹ phải đưa con ngay đến bệnh viện. 

3. Cách xử trí khi bé khóc

Bằng sự nhạy cảm của người mẹ cộng thêm một chút tinh ý, mẹ sẽ dễ dàng giải mã được tiếng khóc của trẻ từ đó có cách xử trí để xoa dịu cơn khóc của con thông qua đáp ứng các nhu cầu của bé. 

3.1. Bé đói 

Kiểm tra xem bé có bị đói hay không. Khi mẹ cho ăn, bé sẽ không nín ngay lập tức nhưng bé sẽ nín khóc khi đã no bụng.

3.2. Bé cần thay tã mới

Khi nghe con khóc, mẹ nên kiểm tra tã và thay nếu thấy cần thiết. 

3.3. Bé quá nóng hay quá lạnh

Khi lạnh, bé sẽ khóc để thể hiện sự khó chịu. Mẹ nên thay tã cho bé thật nhanh và đặt bé lại trong khăn hoặc mền ấm áp.Tránh mặc cho bé nhiều quần áo vì bé sẽ khó chịu.

3.4. Bé muốn được bế

Sau khi được ăn và được thay tã mới, nhiều bé vẫn khóc vì muốn được mẹ âu yếm, vỗ về nhiều hơn nữa.

3.5. Bé thấy mệt

Bé khóc khi có quá nhiều sự kích thích như ánh sáng, âm thanh, bị chuyền từ tay người này sang tay người khác,… Lúc này, mẹ hãy bế bé ra một nơi khác yên tĩnh hơn và thử ru bé ngủ.

3.6. Bé thấy không thoải mái

Bé cũng thường khóc khi bị ốm hoặc bị côn trùng cắn đốt. Do đó, mẹ hãy kiểm tra nhiệt dộ và da bé. 

Ảnh: pinterest

3.7. Lý do khác

Nhiều bé sơ sinh có những giai đoạn bất ổn mà mẹ không thể dỗ con nín khóc. Khi đó, mẹ hãy thử:

–  Cuộn bé lại và ôm ấp bé

–  Cho bé nghe nhạc điệu: Bạn có thể thử bật nhạc nhẹ nhàng, hát ru.

–  Cho bé quen với những chuyển động: Đôi khi chỉ bằng việc bế bé và đi lại trong phòng cũng là cách để dỗ dành bé.

–  Massage cho bé

Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy, PGĐ Bệnh viện Từ Dũ, trích Học làm mẹ cùng Bác sĩ, tập 2

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo