Nếu như Vitamin B9 có chứa trong thực phẩm từ tự nhiên thì Axit Folic cũng có tác dụng tương tự nhưng có nguồn gốc từ nhân tạo thường được thêm vào các loại ngũ cốc, bột mì, bánh mì, các loại bánh,… Có thể gọi chung là Folate. Là dưỡng chất cực kỳ quan trọng, góp phần trực tiếp vào quá trình trao đổi chất của tế bào, đặc biệt ở phụ nữ mang thai và quyết định sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ.
Đặc biệt trong thai kỳ, axit folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống. Việc bổ sung axit folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển một cách hoàn thiện và khỏe mạnh.
I/ Tầm quan trọng của Folate
- Folate đối với phụ nữ – phụ nữ mang thai
– Ngăn ngừa sự phát triển ung thư vú
– Là vi chất cần cho sự phát triển của các tế bào trong cơ thể giúp ngừa thiếu máu, bao gồm cả tế bào hồng cầu trong máu
– Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận nghiêm trọng (khi kết hợp với vitamin B6 và B12 để kiểm soát nồng độ homocysteine trong máu)
– Giảm nguy cơ mắc ung thư
– Điều trị phiền muộn và sa sút trí tuệ, trầm cảm và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ
– Axit folic cũng làm giảm buồn nôn, đó là tác dụng phụ có thể có của điều trị methotrexate.
– Dị tật bẩm sinh của não và cột sống (dị tật bẩm sinh ống thần kinh) Axit folic khi mang thai làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt dẫn ở người lớn tuổi
– Axit folic với các vitamin khác bao gồm vitamin B6 và vitamin B12 giúp giảm nguy cơ mất thị lực liên quan đến tuổi tác.
– Giảm huyết áp cao Nghiên cứu cho thấy uống axit folic hàng ngày trong ít nhất 6 tuần giúp giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp.
- Đối với thai nhi
Việc tiêu thụ đa dạng lượng thức ăn giàu folate từ chế độ ăn đa dạng có thể giúp ngăn ngừa một số dị tật như:
+ Tật không não: Là một dị tật nghiêm trọng ở thai nhi, trong đó các bộ phận trong não và hộp sọ chưa được hoàn thiện. Trẻ sinh ra có dị tật này không thể sống sót.
+ Tật ở cột sống (tật nứt cột sống): Là một khuyết tật nghiêm trọng, trẻ sinh ra không thể phát triển thể chất bình thường, có thể có một số biến dạng xương nhất định.
II/ LƯU Ý KHI BỔ SUNG AXIT FOLIC
- Về liều lượng
Mặc dù axit folic không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu, nhưng không vì vậy bạn lại dùng quá liều. Một lượng lớn axit folic dư thừa trong cơ thể gây tác hại khá xấu cho sức khỏe. Sự tăng trưởng nhanh chóng của tế bào mới dễ dẫn đến thoái hóa tủy sống.
Đặc biệt, đối với trường hợp người có khối u, uống nhiều axit folic làm cho khối u phát triển nhanh hơn. Cách “chữa cháy” nhanh nhất lúc này đó là uống nhiều nước để đào thải bớt lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu.
2. Nguồn bổ sung Folate
Bổ sung Acid Folic trước khi có bầu 1 năm sẽ giảm thiểu được nguy cơ sinh non, bởi khi acid folic vào cơ thể sẽ kích thích sản xuất những tế bào mới khỏe mạnh. Nạp vào thường xuyên loại vitamin này trước và trong suốt thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết ở ống thần kinh của thai nhi cũng như làm giảm thiểu được các nguy cơ như liệt não, chậm phát triển về trí tuệ, mắc các bệnh phổi mãn tính.
* Nguồn bổ sung dinh dưỡng tự nhiên vẫn là dồi dào và an toàn nhất, mẹ nên tập trung nạp folate từ thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày.
+ Quả cam: Ngoài lượng vitamin C dồi dào, tăng miễn dịch, tăng khả năng hấp thụ sắt, lại vừa giúp giảm nguy cơ táo bón khi nạp folate vào cơ thể, trong cam còn có chứa nhiều Vitamin B9
+ Sữa và chế phẩm từ sữa: Với thành phần protein và canxi dồi dào, trong sữa vẫn có hàm lượng Axit Folic nhất định
+ Măng tây là một loại cây thảo chứa hàm lượng folate cao nhất trong các loại rau quả. Trong nhánh măng tây chứa khoảng 1000(mcg) axit folic. Tuy nhiên, nên hạn chế nấu quá kỹ vì có thể làm mất chất.
+ Rau bina: Hàm lượng axit folic trong rau bina rất cao so với các loại rau sẫm màu khác. Đây cũng là loại rau rất giàu sắt, cực kỳ lành mạnh cho phụ nữ mang thai ăn nhiều trong thai kỳ
+ Cải xanh chỉ xếp sau măng tây và rau bina, bông cải xanh là lựa chọn lý tưởng khác cho thực đơn ăn uống hằng ngày giúp bà bầu bổ sung thêm lượng folate cần thiết lại còn tránh được chứng táo bón
+ Lòng đỏ trứng: Vitamin A, vitamin D, axit folic tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng gà
+ Các loại đậu dồi dào folate, nhưng cao nhất có lẽ phải kể đến đậu tương. Các chế phẩm từ đậu tương: Sữa đậu nành, đậu phụ,… lại rất dễ ăn và dễ tiêu hóa
+ Khoai tây: Không chỉ axit folic, khoai tây hỗ trợ cho sự phát triển dây thần kinh não của thai nhi bởi lượng kẽm
+ Ngũ cốc thô: Đây là món không thể thiếu nếu mẹ bầu muốn cơ thể hấp thu tốt lượng chất xơ và một số dưỡng chất cần thiết khác
+ Quả bơ: Một nửa quả bơ chứa khoảng 90mcg folate, hơn nữa còn rất giàu chất béo lành mạnh axit béo omega 3 cực tốt cho tim mẹ và não bé.
* Bổ sung qua các thực phẩm bổ sung (nhân tạo)
Đôi khi việc bổ sung acid folic bằng những loại thực phẩm trong các bữa ăn không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể bà bầu thì các loại thuốc uống bổ sung là rất cần thiết.
Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn cần uống một viên 400 microgam acid folic mỗi ngày trước khi mang thai. Sau đó, trong suốt thai kỳ, hãy sử dụng viên 600(mcg) acid folic mỗi ngày. Cũng có nghĩa, lượng Axit Folic một ngày bạn có thể nạp vào thông qua viên uống là từ 400 đến 600(mcg), Với liều lượng trên, nếu đã nhận đủ, phần axit folic dư sẽ được đào thải qua đường tiểu và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Trong trường hợp sử dụng acid folic với liều cao trên 1000 microgam mỗi ngày và trong một thời gian dài có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, có vị lạ trong miệng, nặng hơn có thể dẫn đến động kinh.
Để cập nhật thêm thông tin và các ưu đãi
