Chuẩn bị quỹ tiền học cho con, 5 điều nhất định không được bỏ qua

Bố mẹ mong muốn các con được học tập ở một môi trường giáo dục tốt nhất nhưng chi phí lại rất đắt đỏ? Vậy phải tích lũy tài chính cho tương lai học vấn của con bằng cách nào?

0
1027

Trở thành cha mẹ thường đi kèm với rất nhiều nỗi lo và trách nhiệm. Một trong số đó là chuyện học hành của các con. Tất nhiên, bố mẹ nào chẳng mong con cái được học tập và trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến, được vào đại học hay thậm chí là có điều kiện đi du học. Nhưng lần đầu làm cha mẹ sẽ ít ai biết rằng mình phải tiêu tốn bao nhiêu tiền cho việc học của con. Sẽ không bao giờ là quá sớm để dự trù một khoản tài chính cho con. Một kế hoạch rõ ràng với những mục tiêu cụ thể sẽ đảm bảo nguồn tài chính vững chắc cho từng chặng đường học vấn của con.

1. Tính xem bạn sẽ cần bao nhiêu

Số tiền bao nhiêu cho việc học của con phụ thuộc vào độ tuổi, số lượng trẻ, trường học. Thông thường sẽ có những khoản phí sau: đồng phục, các chuyến cắm trại, đồ dùng văn phòng phẩm, sách giáo khoa, máy tính, học phí, đoàn phí, chi phí vận chuyển, phí internet,… Bố mẹ nên chủ động liên hệ với trường dự tính sẽ cho con theo học để biết chi tiết về các khoản phí này để biết mình cần tiết kiệm khoản bao nhiêu.

2. Lập ngân sách, bắt đầu thói quen quản lý tiền bạc

Thật căng thẳng khi nghĩ về một số tiền lớn cho việc học của con nhưng thậm chí sẽ còn tồi tệ hơn nếu bạn không biết mình đang đứng ở đâu. Hãy đối mặt với nỗi sợ và dành thời gian để thiết lập ngân sách. Sẽ không có một kế hoạch tài chính nào nếu không có những cam kết cơ bản trong việc quản lý tiền bạc. Đơn giản là hãy viết ra giấy tất cả thu nhập, chi tiêu của mình, kể cả những khoản rất thấp. Tính toán để có cách chi tiêu và quản lý tiền bạc phù hợp. Tốt nhất bạn nên bắt đầu tiết kiệm càng sớm càng tốt.

3. Dạy con hiểu về lợi ích của tiết kiệm

Hãy nói với con về kế hoạch tiết kiệm của gia đình để bé hiểu về lợi ích của tiết kiệm đối với việc học. Hãy dạy trẻ cách kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình. Đối với trẻ nhỏ, bằng cách làm một số việc nhà, bé sẽ được cho một số tiền tiêu vặt để gửi vào tài khoản tiết kiệm. Với các trẻ lớn, hãy khuyến khích bé tìm một công việc bán thời gian để kiếm tiền trang trải cho việc học.

4. Quản lý chi phí giữ trẻ

Hãy dự trù chi phí học vấn cho con từ việc tiết kiệm chi phí chăm con. Đừng thoải mái vung tiền vào khoản này bởi vì chi phí đắt không nhất thiết chất lượng tốt nhất. Hãy tìm ra các giải pháp phù hợp nhất cho gia đình bạn và ghi nó vào “chi phí cố định”. Nếu tính chất công việc linh hoạt, bố mẹ có thể chia ca giữ trẻ hoặc nhờ gia đình giúp đỡ.

5. Lựa chọn gửi tiết kiệm và đầu tư

Lựa chọn phương pháp để tiết kiệm hoặc gia tăng số vốn hiện có là một trong những lựa chọn thông minh. Bạn có thể gửi tiền của mình vào tài khoản tiết kiệm, gửi tiền có kỳ hạn, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu,… để kiếm tiền lãi hoặc thu nhập. Bạn nên xem xét tình hình tài chính của mình trước khi quyết định lựa chọn.

Cộng Đồng Bầu hiểu rằng hành trình làm cha mẹ luôn đong đầy hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách. Chúng tôi đã nỗ lực tìm ra giải pháp “Để con hơn tôi” có thể tiếp sức cho cha mẹ trong chặng đường chuẩn bị quỹ học vấn cho tương lai của con. Ngoài những quyền lợi về thai sản cho mẹ, sản phẩm “Để con hơn tôi” còn mang đến sự an tâm khi bé được chi trả chi phí y tế trong mọi hoàn cảnh, kể cả bệnh hiểm nghèo. Đặc biệt, bố mẹ sẽ được hỗ trợ học phí khi con vào lớp 1. Khi được san sẻ các khoản phí về y tế, bố mẹ sẽ thoải mái thiết lập kế hoạch tài chính, tích lũy quỹ học vấn và tự tin đồng hành trong từng giai đoạn giáo dục của con.

Để được tư vấn và giải đáp tất cả những thắc mắc về giải pháp “Để con hơn tôi”, mẹ đăng ký thông tin theo mẫu dưới đây hoặc liên hệ hotline 0947 701010 nhé!