Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách, tránh nhiễm trùng
Khi chăm sóc thiên thần nhỏ trong những tuần đầu tiên sau khi chào đời, một trong những điều mẹ cần quan tâm hàng đầu chính là cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh. Việc vệ sinh sai cách có thể dẫn đến viêm rốn, nhiễm trùng cuống rốn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, gây nhiễm trùng máu và thậm chí dẫn đến tử vong.
Dây rốn được cắt ngay sau sinh, một cuống mô vẫn còn dính vào rốn của em bé gọi là cuống rốn. Cuống rốn khô dần, co lại cho đến khi rơi ra. Thường là từ 1 đến 2 tuần sau khi sinh. Điều quan trọng là bạn phải giữ cho cuống rốn và vùng da xung quanh sạch sẽ và khô ráo. Những điều cơ bản dưới đây sẽ giúp chúng ta dự phòng vấn đề nhiễm trùng rốn. Nó có thể giúp cho dây rốn rụng và nhanh lành hơn.
Các bước vệ sinh rốn cho bé sơ sinh tại nhà
Đầu tiên, mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ chăm sóc rốn: cồn 70 độ, bông vô trùng, gạc vô trùng. Các dụng cụ này rất dễ tìm, hầu hết các nhà thuốc hiện tại đều có bán.
Để vệ sinh rốn cho bé, mẹ cần phải rửa tay thật sạch với xà phòng và có thể rửa lại thêm một lần nữa với cồn 70 độ.
Sau đó, mẹ bắt đầu quan sát, kiểm tra những dấu hiệu bất thường tại khu vực rốn của trẻ như cuống rốn mềm nhũn, có dịch mủ chảy ra, mùi hôi, vùng da xung quanh sưng nề đỏ…
Lấy bông vô trùng thấm nước muối sinh lý rồi lau xung quanh rốn. Miếng bông đầu tiên sẽ lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn. Miếng bông tiếp theo sẽ dùng để lau vòng quanh rốn (vị trí rốn tiếp xúc với da bụng). Sau đó, dùng miếng bông khác lau phần da xung quanh rốn.
Sau khi lau xong, để rốn trẻ khô tự nhiên mà không cần sử dụng băng rốn cho bé.
Khi rốn chưa rụng, mẹ có thể áp dụng cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh như vậy mỗi ngày 1 lần. Trong 5-15 ngày sau đó, cuống rốn của bé sẽ khô và rụng đi.
Bạn có thể nhìn thấy một đốm đỏ, khô ngay khi cuống rốn rơi ra. Một ít chất lỏng, đôi khi có màu máu có thể xảy ra từ rốn. Điều này là bình thường và có thể kéo dài đến 2 tuần, sau khi rốn rụng. Nếu nó không lành hoặc khô hoàn toàn sau 2 tuần. Hãy gọi điện thoại, hỏi bác sĩ của bạn.
Khi nào cần gọi bác sĩ
Gọi cho bác sĩ của trẻ nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào sau đây:
– Mủ ( xanh hoặc vàng) ở quanh cuống rốn và có mùi hôi
– Da đỏ, mềm xung quanh cuống rốn.
– Trẻ khóc khi chạm vào rốn hoặc da xung quanh
– Sốt.
Trên đây là một vài điều cơ bản về chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh, giúp cha mẹ một phần nào về chăm sóc và theo dõi trẻ sơ sinh. Các thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể. Nếu có các vấn đề gì liên quan tới trẻ. Hãy gọi điện thoại hoặc tới bệnh viện để được nghe ý kiến bác sĩ của bạn.