Dựa vào các dấu hiệu của bé được chia sẻ dưới đây, Cộng Đồng Bầu sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc xác định được thời điểm ăn dặm chính xác của bé, rồi mới tiến tới việc lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé và xây dựng thực đơn ăn dặm tiêu chuẩn.

 Dấu hiệu 1: Bé đã đủ 6 tháng tuổi
Chuyên gia khuyến cáo nên cho bé ăn dặm khi đã tròn 6 tháng tuổi.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chỉ nên cho bé ăn dặm khi đã tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa và đường ruột của bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm.

Nhưng ở một số bé, điều này có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, quan trọng là bố mẹ cần phải quan sát và hiểu được bé đã sẵn sàng với chuyện ăn dặm hay chưa.

♦ Dấu hiệu 2: Bé đói thường xuyên hơn trước.
Ở một số bé, dấu hiệu ăn dặm có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn một chút.

Bé có biểu hiện bứt rứt, khó chịu mặc dù chưa đến cữ bú tiếp theo và đói thường xuyên hơn trước.

Đây là thời điểm bé sẽ được làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để đảm bảo chất dinh dưỡng thiếu hụt cho cơ thể.

♦ Dấu hiệu 3: Tỏ ra quan tâm và vui thích trước thức ăn của người lớn.

Thấy người lớn ăn gì là bé nhìn say sưa, miệng thì chóp chép thèm thuồng đòi ăn.

♦ Dấu hiệu 4: Nước bọt của bé tiết ra nhiều hơn trước.
Tỏ ra quan tâm và vui thích trước thức ăn của người lớn.
Lúc này mẹ thử mớm cho bé 1 chút thức ăn xây nhuyễn và loãng. Bé há miệng đón lấy và thích thú với việc ăn.

NGUYÊN TẮC KHI CHO BÉ ĂN DẶM:

Khi cho bé ăn dặm, mẹ cần chú ý 5 nguyên tắc dưới đây:

  • Sữa vẫn là thực phẩm chủ yếu trong giai đoạn ăn dặm của bé
  • Ăn dặm chỉ là giai đoạn tập ăn, giới thiệu thức ăn đặc đối với bé chứ không phải là giai đoạn bé ăn no với từng bữa cháo, bữa bột.
  • Tạo tinh thần thoải mái với từng bữa ăn trong giai đoạn ăn dặm là rất quan trọng với bé. Gò ép, tạo áp lực cho bé ăn có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn sinh lý, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của bé.
  • Ăn dặm chỉ là giai đoạn tập ăn đối với bé chứ không phải là giai đoạn bé ăn no.
  • Thức ăn dặm nên đơn giản, không nêm muối/đường/bột ngọt.
  • Thực phẩm dành cho bé ăn dặm: ngoài cháo, bột, bé có thể ăn thêm trái cây mềm nạo nhuyễn như chuối, xoài, đu đủ, sữa chua, phô mai. Mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm bánh ăn dặm để kích thích nướu răng phát triển.

Bài viết tham khảo ý kiến chuyên môn của BSCKII- Nguyễn Thị Từ Anh (Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ).

Cộng Đồng bầu hy vọng sẽ giúp mẹ nhận biết được bé nhà mình đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa, từ đó đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.

CỘNG ĐỒNG BẦU – Chuyên gia bầu của mẹ!